'Cải tạo và soạn đất trồng mía phần 2'

19/07/2014 | AT : 14:44:09

So sánh hai phương pháp:

A. Đang thực hiện -  Cày 3 chảo

- Độ sâu cày : 25-30 cm

- Mục đích: Đảo, lật đất

- Ảnh hưởng lâu dài: Có ảnh hưởng xấu, vì đất nghèo chất hữu cơ, cày đảo lật nhiều lần, chỉ làm tản mác những chất hữu cơ xuống độ sâu ít hữu dụng

B. Trong tương lai. - Cày sâu không lật 

- Độ sâu: 35-50 cm ở đất khô.

- Mục đích: phá vỡ lớp đế cày, giúp bộ rễ ăn sâu và hấp thụ nước đầy đủ hơn

- Nông cụ: dàn cày sâu 2 hoặc 3 lưỡi

- Anh hưởng lâu dài:

          + Cải thiện lý tính đất, tăng sự thấm nước của đất để cung cấp cho bộ rễ.

           + Cải thiện sự thông thoáng của lớp đất sâu  (phát triển hệ sinh vật có lợi trong đất )

           + Giúp bộ rễ phát triển tốt ( rễ mía có thể ăn sâu 2-3 m trong đất)

           + Giúp bộ rễ hấp thụ tốt những dưỡng chất và nước sẵn có trong đất.

Nên áp dụng kỹ thuật  cày sâu không lật  thay thế việc cày 3 chảo, để có thể cày sâu  hơn mà không đảo lật đất, và làm vỡ lớp đế cày,
tăng thêm độ sâu của tầng canh tác.

 Đất "mạnh khỏe”                        Mía phát triển tốt                          Năng suất cao
 
3. Chôn vùi  vôi và chất mùn (bằng thủ công hay cơ giới ):

Chất vôi (Ca), có trong các chất cải tạo đất, dưới dạng CaCO3, là một "thức ăn” rất cần thiết cho cây mía.

Việc bón vôi tạo ra 3 tác động trong đất:

3.1. Tác động cải tạo cơ cấu  đất ( lý tính )

 Cung cấp đều đặn chất Ca giúp cho đất dễ thấm và xốp hơn, đặc biệt là dạng đất dẽ chặt ,đất thấp, giúp bộ rễ  ăn sâu vào trong đất hơn.

3.2. Tác động đến độ chua của đất (hóa tính)

  Với những đặc tính hóa học của Ca giúp tăng độ pH cho đất (vốn rất thấp trong phạm vi Tây Ninh ). Vôi nông nghiệp và bã vôi của nhà máy, một khi được vùi dưới đất trước lúc trồng mới sẽ giúp tăng dần độ pH của đất.

 3.3. Tác động đến sự phân huỷ nhanh chóng của chất mùn (sinh học)

   Việc bón vôi sẽ giúp phân huỷ chất hữu cơ nhanh hơn và với khả năng khử của vôi (phản ứng acid – kiềm) sẽ giúp đất trao đổi, cung cấp các chất dinh dưỡng có thể sử dụng được cho cây mía , hấp thu tốt phân bón hơn.

Việc bón các chất cải tạo đất cần được thực hiện hằng năm, giúp đạt được những kết quả tốt cho thời gian lâu dài.  Bón vôi đầy đủ để cải tạo đất là một biện pháp thâm canh rất hữu hiệu.
 
 

Tin khác